Áp Dụng Ngay 14 Ý Tưởng Tuyệt Vời Kết Hợp Nhà Bếp Và Vườn Cho Nhà Nhỏ

Sabaudia sul mare costruita negli anni ‘60/’70: La villa immersa nella macchia mediterranea, Stefano Dorata Stefano Dorata Modern kitchen
Loading admin actions …

Hiện nay việc thiết kế kiến trúc của những ngôi nhà hay chuộng không gian mở. Vì vậy, phòng khách, phòng ăn và phòng bếp thường ở cùng một không gian mà không có vách ngăn. Tuy nhiên, nhà bếp, không chỉ có thể chia sẻ không gian với phòng khách hoặc phòng ăn, mà còn chia sẻ được với sân thượng, sân trong hoặc vườn bếp. Đây là những nhà bếp lý tưởng cho những người thích nấu ăn vẫn có thể trò chuyện với mọi người trong nhà.

Trong sổ tay ý tưởng hôm nay, homify mang đến 14 thiết kế giúp mở rộng không gian bếp ra hiên nhà hoặc sân trong, chúng tôi chắc chắn bạn sẽ yêu thích.

1. Một Cửa Kính Hướng Ra Sân Vườn. Không Gì Là Không Thể!

Nếu diện tích nhà bếp quá nhỏ, bạn có thể tận dụng các thiết bị công nghệ cao với kích thước nhỏ gọn như lò vi sóng nhỏ. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với cửa kính hướng ra sân vườn hoặc hiên nhà hay sân thượng, điều này sẽ giúp mở rộng diện tích đáng kể.

2. Duyên Dáng Với Nhà Bếp Rực Rỡ Hướng Ra Vườn

Các nhà bếp mở đang trở thành xu hướng nổi bật trong kiến trúc ngày này. Nhà bếp dần được thiết kế tiện nghi hơn và tận dụng triệt để mọi thứ để trở nên nổi bật hơn, nhất là với phong cách thiết kế Mỹ.

Ở đây, chúng ta có thể dễ dàng thấy, chính sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc rực rỡ và hướng không gian mở ra khu vườn đã ít nhiều mở rộng không gian đáng kể cho nhà bếp.

3. Tận Dụng Màu Trắng

Bếp mở ra sân là thiết kế hoàn hảo để tận dụng tối đa lượng ánh sáng tự nhiên bên ngoài. Cộng thêm màu trắng giúp không gian trở nên thanh lịch và rộng rãi hơn hẳn. Tham khảo thêm Nhà Bếp Nhỏ: 12 Thiết Kế Siêu Đẹp Siêu Tiết Kiệm.

4. Thiết Kế Cho Cả Gia Đình Quây Quần Bên Nhau

Bếp mở cũng có thể sử dụng các yếu tố trang trí giúp không gian trở nên riêng biệt hơn ví dụ như đảo bếp, quầy bar ăn sáng, cửa gấp kính hoặc bề mặt trần nhấp nhô hay vận dụng vật liệu khác nhau hiên nhà ngoài bếp hoặc vườn như trong ví dụ này.

5. Tận Dụng Nhiều Không Gian Lý Tưởng Hơn

Một trong những lựa chọn tốt nhất cho căn hộ nhỏ là loại bỏ đi vách ngăn không gian giữa các phòng hoặc tận dụng nó để tích hợp kệ để đồ nội thất và gia dụng mà không chiếm nhiều diện tích.

Bằng cách mở rộng không gian bếp ra ngoài thông qua cửa kính, với thiết kế phong cách công nghiệp để lộ những đường ống và sự hài hòa trong kết hợp màu sắc, ánh sáng, gian bếp dường như trở nên rộng hơn rất nhiều

6. Cửa Trượt Lớn Ra Sân Thượng

Những bếp giúp gia chủ vừa trải nghiệm nấu nướng vừa thưởng thức những giây phút quây quần của gia đình luôn được ưa chuộng. Và chúng ta có thể làm được điều này bằng cách thiết kế một cửa lùa hướng ra sân thượng. Với thiết kế này, không gian trở nên hữu ích hơn. Gia chủ có thể quan sát trẻ nhỏ làm bài tập trên bàn ăn ngay trong khi nấu ăn, giúp kiểm soát các cháu tốt hơn. Áp dụng 16 mẫu sân thượng đẹp mà tiết kiệm cho nhà bạn ở đây nhé.

7. Nhà Bếp Trải Dài Ra Ban Công

Thiết kế không gian bếp mở ra ngoài ngôi nhà giúp gian bếp tận hưởng lượng ánh sáng tự nhiên lớn. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý lắp đặt hệ thống đèn đầy đù để đảm bảo gian bếp đầy đủ ánh sáng vào ban đêm.

Bộ đèn và một cái bàn nhỏ có thể giúp gia chủ làm nhiều công việc khác nhau trong bếp, đảm bảo không gian được thắp sáng đầy đủ mà cũng tăng nét quyến rũ cho kiến trúc tổng quan

8. Mở Cửa Bếp Ra Vườn Để Thông Gió Tốt Hơn

Mở cửa bếp ra vườn giúp ánh sáng chan hòa và lưu thông không khí, mang đến cảm giác tự do và tươi mát cho gia chủ. Nếu bạn yêu thích thiết kế đầy sức sống và năng lượng như thế, thiết kế này sẽ giúp không gian bếp thông thoáng và hòa nhập với thiên nhiên.

9. Mang Thiên Nhiên Vào Trong Nhà

Bạn cũng có thể trang trí cây cối và các màu sắc tự nhiên vào nhà bếp để khiến không gian bếp rộng rãi và thoải mái hơn. Thiết kế bếp này được tạo thành từ gỗ và đất bỗng chốc hóa gian bếp thành một khu vườn nhỏ hoàn hảo và tươi mát. Xem ngay Những khu vườn Á Đông siêu đẹp siêu tiết kiệm cho nhà nhỏ.

10. Quan Sát Được Không Gian Bên Ngoài

Thiết kế hàng hiên hoặc sân thượng cũng được tích hợp vào giao diện của bếp. Nếu sân vườn nhà bạn có một hồ bơi nhỏ hoặc đài phun nước, không gian sẽ trở nên tươi mát hơn.

Bạn cũng có thể sơn khung cửa sổ và cửa ra vào bằng màu xanh để có được sự tươi mát như trong ảnh này.

11. Một Gian Bếp Ấm Cúng

Một gian bếp cũng không nên bỏ lỡ cảm giác ấm cúng đặc trưng. Có thể bên ngoài là không gian mát, nhà bếp lại được trang hoàng với không gian thoải mái ấm cúng để bạn tận hưởng từng giây phút bếp núc cho gia đình. Theo cách này, bạn cũng có thể tách biệt 2 không gian một cách cực kì thanh lịch.

12. Thiết Kế Cá Nhân Hài Hòa Với Bếp

Đôi khi chúng ta cần sự riêng tư trong nhà bếp, vì vậy bạn có thể thiết kế thêm rèm cửa để tách biệt với không gian vườn. Điểm độc đáo là chúng ta có thể nhấn nhá cá tính riêng và phong cách của mình bằng cách thêm vào hoa văn rực rỡ hoặc những thiết kế hình học, giúp mang đến niềm vui như trong ảnh.

13. Cửa Sổ Lớn

Nếu bạn không có khả năng xây dựng cửa chính hướng ra vườn, một cửa sổ có thể là một lựa chọn để mở rộng nhà bếp của bạn…

14. Sự Kết Hợp Giữa Vật Liệu Và Tương Phản Màu Sắc

Sự tương phản của vật liệu hiện đại như bê tông, kim loại và thủy tinh, có thể được ghép hài hòa để tạo nên điểm nhấn đặc biệt cho vườn hoặc hiên nhà

Trong ví dụ này, chất liệu gỗ, cửa sổ lớn với khung kim loại và màu sắc pastel mang đến cá tính riêng cho gia chủ nhưng cũng vô cùng bắt mắt.

Bạn thích gì thiết kế nào nhất? Hãy chia sẻ với chúng tôi.

(Theo BÁRBARA BARRERA)

Xem Thêm:

Hồi Sinh Khu Vườn Cằn Cỗi Cho Căn Nhà

5 mẫu hồ nước, thác nước và đài phun nước lý tưởng cho vườn nhà bạn

Need help with your home project?
Get in touch!

Highlights from our magazine