4 khó khăn cần vượt qua để mua nhà ở nước ngoài

Như Ngô—homify Như Ngô—homify
Biệt thự đồng quê, UK DESIGN STUDIO - KIẾN TRÚC UK UK DESIGN STUDIO - KIẾN TRÚC UK Country style houses
Loading admin actions …

Với phương châm “an cư lạc nghiệp” của người Việt Nam từ trước đến nay, sau khi sống ở nước ngoài một thời gian thì việc ổn định nơi ở là điều mà các kiều bào muốn thực hiện. Song song đó, một số người đang sinh sống ở Việt Nam cũng có ấp ủ mua nhà ở nước ngoài với hi vọng được sinh lời cao thông qua việc cho thuê nhà hay các hoạt động kinh doanh khác.

Tuy nhiên, bên cạnh những nguồn lợi hấp dẫn trước mắt thì vẫn còn tồn tại nhiều rào cản trong thủ tục mua nhà ở các quốc gia khác, đặc biệt là ở các nước phát triển như Anh, Pháp và Mỹ thì họ lại rất nghiêm ngặt trong các thủ tục pháp lý. Sau quá trình tìm hiểu, hiện tại có 4 nguyên nhân chính mà khiến người việt phải “chau mày” khi có ý định sở hữu 1 căn hộ ở nước sở tại.

1. Các quy định pháp lý khắt khe của nước sở tại

Dù được gọi với cái tên thân quen “quốc gia của dân nhập cư”, tuy vậy mà ở Mỹ người ta rất khó để sở hữu một căn nhà. Không chỉ nằm ở lý do tiền mua nhà khá cao mà còn là các quy định pháp lý đi kèm như phải có quốc tịch ở nước ngoài, phải chứng minh tài sản hay tích lũy số vốn vừa đủ để mua nhà. Để thực hiện các hoạt động này thì người việt cũng phải mất ít nhất từ 3 – 5 năm.

Vậy thì việc mua nhà ở các nước khác gặp nhiều khó khăn và trở ngại cũng là điều dễ hiểu.

2. Hoạt động ngoại hối chưa có hướng “mở”

Casa Chamisero, GITC GITC Modern houses

Đã có một khoảng thời gian các công ty môi giới liên tục chào bán các căn hộ tại nước ngoài và đến giai đoạn thực hiện chuyển tiền và thanh toán quốc tế lại gặp nhiều vướng mắc. Việc chuyển đổi ngoại tệ để thực hiện hoạt động mua nhà ở nước khác chưa được đề cập rõ ràng trong luật pháp. Ngoài các hoạt động đầu tư và cho vay, Pháp lệnh ngoại hối có đề cập “Các khoản chuyển tiền một chiều cho mục đích tiêu dùng” vẫn chưa nói lên được việc người mua nhà được phép mua ở nước khác.

Ông Đặng Văn Quang, cựu Trưởng phòng Tư vấn chiến lược của Công ty John Lang LaSalle Việt Nam cho hay sau cơn khủng hoảng tài chính, nhiều công ty bất động sản ở Anh, Mỹ hướng đến khách hàng châu Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên ở Việt Nam, vấn đề này vẫn chưa phổ biến vì một số đại gia có thừa tiền để mua nhà ở nước ngoài song lại gặp khó khăn về thủ tục pháp lý.

Về giới hạn chuyển tiền: Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể, có một số quy định nhưng chỉ là tăng cường kiểm soát thông qua thủ tục hành chính. Ví dụ, chuyển tiền ra nước ngoài để định cư được quy định 50.000 USD một năm; nếu trên 50.000 USD phải có tài liệu chứng minh.

3. Phải định cư lâu dài để có quốc tịch

Hầu hết người Việt Nam muốn mua nhà đều phải có người thân định cư lâu dài và có quốc tịch bảo hộ. Với hình thức này, người việt sẽ ít gặp trở ngại hơn trong việc chứng minh nguồn tiền sạch khi qua cổng hải quan.

4. Nhà không sử dụng vẫn bị đánh thuế cao

Sau khi mua nhà nếu không sử dụng thì chủ sở hữu vẫn phải trả thuế hằng năm trung bình từ 2500 – 3000 USD/năm. Trong đó chưa bao gồm các loại thuế bắt như phí môi giới, phí làm vườn, an ninh… Và chưa đảm bảo được rằng ngôi nhà có người thuê trong tương lai hay không.

Như vậy, trước khi tiến hành việc mua nhà ở nước ngoài, chúng ta cần phải tìm hiểu thật kỹ về quy định pháp luật để tránh những sai phạm không đáng có. Đã có nhiều trường hợp mất trắng tiền đặt cọc vì chuyển tiền không qua kênh chính thức hay các thủ tục rườm rà cũng sẽ là một lý do khác khiến bạn phải tốn nhiều thời gian để hoàn tất.

Nếu bạn có nhu cầu mua nhà ở Việt Nam, homify sẽ sát cánh cùng bạn giải quyết những trăn trở khác như: Cách tính chi phí xây nhà với 3 phép tính quan trọng nhấtTất tần tật thủ tục xin giấy phép xây dựng năm 2017, hay Tải về 100 bản vẽ thiết kế cho mọi diện tích nhà bạn cần xây và nhớ xem ngay 15 thiết kế mặt tiền hiện đại bạn sẽ muốn xem ngay trước khi xây nhà nhé!

Need help with your home project?
Get in touch!

Highlights from our magazine